Đợt dịch Covid hiện nay đang làm ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống, nhất là việc xuất nông sản ra thị trường. Mới đây, tại các xã vùng tâm chấn dịch Covid-19 của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, giá chanh chỉ ở mức 1.000-1.500 đồng/kg. Nhưng vẫn khó tiêu thụ vì vướng các chốt kiểm dịch. Hiện nhiều hộ trồng chanh thương phẩm ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lâm vào cảnh khó khăn khi loại trái cây này được mùa nhưng khó đầu ra. Nhiều vườn chanh đến mùa thu hoạch nhưng bị người dân bỏ hoang.
Table of Contents
Trái chanh có chất lượng tốt nhưng vẫn không bán được
Đáng quan ngại là tại các xã phía Nam Quốc lộ 1 – vùng tâm điểm dịch bệnh của huyện Cái Bè như Hậu Mỹ Bắc A, xã Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Hòa Khánh, Mỹ Đức Đông… trái chanh chỉ ở mức 1.000 đồng – 1.500 đồng/kg. Riêng ở các vùng hẻo lánh, xa đường giao thông trái chanh không bán được. Nhiều nhà vườn bỏ phế vườn chanh dù trái có chất lượng tốt.
Huyện Cái Bè là địa phương có diện tích cây chanh thương phẩm lớn nhất ở tỉnh Tiền Giang với hơn 5.000 ha. Với mức giá bán chanh như hiện nay, người trồng cây chanh không có lãi, thậm chỉ bị thua lỗ. Nhà vườn xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè thu hoạch trái chanh không vui vì giá quá thấp.
Nguyên nhân khiến chanh ế ẩm
Nguyên nhân trái chanh ở huyện Cái Bè bị ế ẩm là do gần đây dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại địa phương này. Nhiều khu vực tổ chức chốt chặn, không cho thương lái từ nơi khác vào nên rất khó giải quyết đầu ra nông sản nhất là trái chanh đang vào vụ thu hoạch rộ. Toàn huyện Cái Bè đã có hàng nghìn tấn chanh cần được giải cứu.
Ông Nguyễn Văn Giáp, chủ vườn chanh tại xã Hậu Mỹ Trinh cũng như nhiều nhà vườn khác mong chính quyền và ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ người dân trong khâu vận chuyển, để sớm giải quyết giải quyết đầu ra cho trái chanh đang bị tồn đọng ngày càng lớn.
“Người trồng chanh hiện nay đang rất lo lắng khi chanh giảm giá mạnh nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Ngay trong xóm hiện đang tồn đọng hàng trăm tấn chanh không tiêu thụ được. Vì các chốt phòng dịch không cho người dân đưa chanh ra; thương lái càng không vào nhập được hàng. Trong khi đó, ở ngoài vùng dịch giá chanh vẫn cao như ở tỉnh Đồng Tháp. Giá thu mua chanh vẫn ở mức 3.000 – 4.000 đồng/kg. Nếu không có phương án giải quyết nhiều người dân sẽ lâm vào cảnh trắng tay”, ông Giáp cho biết.
Ngoài chanh, thanh long cũng rớt giá thê thảm
Hiện nay, theo thông tin thị trường, trái thanh long ở vùng ĐBSCL bị rớt giá nặng nề. Tại tỉnh Tiền Giang và Long An, trái thanh long ruột đỏ (loại tốt) giá chỉ ở mức từ 6.000 – 7.000 đồng/kg; ruột trắng giá dưới 4.000 đồng/kg. Riêng các loại trái thanh long chất lượng kém, hình dáng không đẹp, quá thời gian thu hoạch… thì giá chỉ 1.000 – 2.000 đồng/kg. Thậm chí thương lái không chịu thu mua, nhà vườn phải bỏ cho cá hay gia súc ăn.
Trái thanh long giá thấp là do vào vụ thu hoạch rộ; trong khi đó dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm cho việc xuất khẩu gặp khó khăn. Hiện nay, tại địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều doanh nghiệp; cơ sở thu mua trái thanh long đóng cửa do thua lỗ. Giải pháp để nâng cao giá trị trái thanh long chỉ có chế biến thôi. Chúng ta phải hỗ trợ nông dân hạn chế thuốc; làm quy trình để mua trái cây tươi, chế biến luôn, chế biến xong đưa đi xuất khẩu. Nhà nước phải tìm các doanh nghiệp, có năng lực có thị trường, có nhu cầu muốn đầu tư vào lĩnh vực đó thì hỗ trợ doanh nghiệp đó thì bật. Điều này mới tránh được điệp khúc giải cứu hay được mùa mất giá của nông sản”.