Năm 2021, Bất động sản công nghiệp của nước ta đang ngày càng chứng minh được sức hấp dẫn đặc biệt. Bởi thị trường đã chứng kiến được nhiều các thương vụ M&A thành công, mang đến sự cải thiện vượt trội về nguồn cung. Các thương vụ mua bán hay sáp nhập M&A BĐS công nghiệp đều có giá trị lên đến hàng triệu USD.
Mặc dù làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 xuất hiện, thế nhưng, Việt Nam vẫn tiếp tục có thêm một số các khu công nghiệp mới thành lập. Ngoài ra, một số dự án công nghiệp trọng điểm cũng bắt đầu được đi vào hoạt động. Do đó, 2021 được cho là một năm bội thu cho những nhà phát triển thị trường BĐS công nghiệp. Cùng với Zgjunjiu điểm qua một số tin chính của vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Nhiều thương vụ M&A từ các nhóm doanh nghiệp được thực thi
Mua bán – sáp nhập vẫn là kênh khoái khẩu của nhà đầu tư bất động sản nước ngoài. Khi vốn ngoại tiếp tục tăng thông qua hoạt động góp vốn, mua cổ phần trong 6 tháng đầu năm. Ngay trong tháng 5, có thể kể đến các dự án đến từ nhóm doanh nghiệp Hong Kong (Trung Quốc) và Singapore vào Quảng Ninh, Bắc Giang. Cụ thể đó là những dự án công nghệ cao, dự án đầu tư mở rộng tăng vốn thêm 750 triệu USD tại Khu công nghiệp Tràng Duệ…
Liên doanh SEA Logistics Partners (SLP) và GLP – đơn vị quản lý vận hành kho bãi lớn nhất Trung Quốc đã mua được 5 dự án đất công nghiệp tại Việt Nam. Sau đó 1 tháng, Tập đoàn Boustead Projects (Singapore) đã mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần phát triển Công nghiệp KTG Bắc Ninh. Với mức giá khoảng 7 triệu USD. Đại diện KTG cho biết, việc các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam sẽ mang lại “làn gió mới” cho thị trường vốn còn rất nhiều tiềm năng này.
Giữa làn sóng COVID-19 lần thứ 4, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam vẫn khởi sắc. Cụ thể, mức vốn đạt hơn 15 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Bất động sản vẫn là lĩnh vực đón lượng vốn ngoại lớn thứ 3. Với số vốn hơn 1,15 tỷ USD. Đà tăng trưởng của Việt Nam, cùng với xu hướng đa dạng chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây chính là điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
BĐS công nghiệp của Việt Nam đang ngày càng hấp dẫn
Những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp trong việc vừa phòng chống dịch Covid-19 vừa duy trì sản xuất được kỳ vọng sẽ giúp sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển. Tính đến tháng 5/2021, lĩnh vực BĐS công nghiệp đạt kết quả 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Troy Griffiths – Phó Tổng Giám đốc Savills Việt Nam cho biết: “Khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều công ty đã áp dụng mô hình Trung Quốc + 1 nhằm tìm kiếm địa điểm mới. Địa điểm này sẽ giúp họ đa dạng hóa, đảm bảo nguồn cung. Đồng thời, Việt Nam đang là một điểm đến thay thế vô cùng hợp lý”.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với những thách thức nhất định. Đặc biệt là khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam. Đơn cử, với họ cơ sở hạ tầng chất lượng như đường xá, hải cảng. Ngoài ra, hệ thống đường sắt cũng vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, các địa phương có nhiều không gian kinh tế, lại gặp hạn chế về cơ sở hạ tầng. Điều này gây khó khăn trong việc tiếp cận nguyên vật liệu. Hoặc gặp nhiều vấn đề trong việc vận chuyển.
Bên cạnh đó, để dòng vốn FDI vào thị trường BĐS công nghiệp của Việt Nam mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các dự án đầu tư cần được thẩm định kỹ càng. Điều này sẽ giúp lựa chọn được các nhà đầu tư tốt, có kinh nghiệm, thực lực. Từ đó, đẩy mạnh khả năng kết nối thị trường bất động sản quốc tế.