Những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội. Đặc biệt, đợt bùng phát vào cuối tháng 4 đã tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng. Một số khu công nghiệp, nơi tập trung đông công nhân và có các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị toàn cầu,… đã bị tạm ngưng hoạt động. Cách ly xã hội do dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu. Trong khi đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao và cước vận chuyển quốc tế tăng nhanh đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Table of Contents
Giá cả nông sản, thịt tăng cao
Dịch bệnh gây khó khăn trong vận chuyển, nguồn cung hạn chế khiến giá rau tăng 20-30%, còn thuỷ hải sản cũng đắt thêm 10-15%. Khảo sát của một tờ báo tại một vài chợ truyền thống và cửa hàng bán thực phẩm hôm nay cho thấy, giá rau tăng 10.000-20.000 đồng (20-30%) một kg. Trong đó, dưa leo tăng 10.000 đồng lên 40.000 đồng một kg; rau bí từ 30.000 đồng một bó lên 40.000 đồng một bó; xà lách cũng tăng lên 50.000 đồng một kg. Các loại rau khác đồng loạt tăng thêm 5.000 đồng.
Cùng với rau xanh, giá thủy hải sản cũng tăng mạnh, trong đó, tôm tăng thêm 20.000 đồng một kg, cá bớp từ 280.000 đồng lên 310.000 đồng, cá điêu hồng thay vì 60.000 đồng nay cũng lên 70.000 đồng một kg. Các loại mực, bạch tuộc tăng thêm 20.000 đồng một kg.
Với thịt heo, nhiều cơ sở hiện đã điều chỉnh tăng khi nhu cầu lên cao. Theo đó, một số cơ sở bán nhỏ lẻ tăng giá sườn heo, thịt ba rọi thêm 20.000-30.000 đồng mỗi kg. Do nhu cầu các loại này tăng cao trong khi nguồn hàng cung ứng đang giảm.
Vận chuyển các mặt hàng khó khăn trong thời kì dịch bệnh
Chị Hoa, chủ sạp rau củ trên đường Phạm Văn Chiêu (Gò Vấp) cho biết. Giá rau củ và thực phẩm tăng mạnh là do thực hiện cách ly xã hội do dịch Covid-19; không chỉ ở TP HCM mà còn ở nhiều tỉnh thành khác. Nên việc vận chuyển khó khăn hơn, nhất là rau xanh và thủy hải sản. “Rau về các chợ đầu mối hôm nay ít hơn mọi khi. Trong khi đó, nhu cầu mua hàng hiện tăng cao khiến giá rau tăng mạnh hơn so với hôm qua và tuần trước đó”, chị Hoa nói.
Với mặt hàng thủy hải sản, anh Hòa, chủ vựa hải sản Phú Yên giải thích. Tỉnh này cũng đang siết chặt do dịch bệnh nên hàng hóa lưu thông chậm hơn. Trong khi đó, chi phí vận chuyển tăng gấp 4 lần đẩy giá hải sản lên cao. “Giá tại các đầu mối giao hàng chỉ tăng nhẹ nhưng chi phí vận chuyển hàng tăng cao. Nên tiểu thương và nhiều cửa hàng buộc phải tăng giá bán”, anh Hòa nói thêm.
Báo cáo của Chợ đầu mối Thủ Đức hôm nay cho thấy, lượng hàng về chợ 2.848 tấn, giảm 14,9% so với ngày trước. Trong đó, rau từ Tùng Nghĩa giảm gần 30%, hàng từ Tiền Giang và Long An về chợ giảm 22,7%. Vì lượng hàng về giảm nên một vài nông sản đã tăng thêm 5.000-10.000 đồng so với nửa tháng trước và tăng 1.000-3.000 đồng một kg so với ngày trước đó.
>> Xem thêm các bài viết về Thông tin thị trường
Tăng giá vô tội vạ ở chợ truyền thống
Lý giải cho việc phải chen chúc mua hàng, thực phẩm thiết yếu; chị Đặng Trà Khanh (trú Q.Gò Vấp) cho biết, vì chiều hôm qua ra chợ nhưng không thể mua được thịt, cá. Vì hết sạch nên hôm nay chị đã có mặt từ sáng sớm. Nhưng vẫn phải chịu cảnh chen chút để mua hàng với giá cao hơn từ 2 – 3 lần; so với thường ngày. “Tôi tranh thủ mua được 3kg thịt heo với giá hơn 550 nghìn đồng để dự trữ. Sợ khi cách ly xã hội sẽ không thể mua được nữa”, chị Khanh cho biết.
Một số khác cũng vì lo lắng không còn thực phẩm mà phải “cắn răng” mua hàng với giá cao. Chị Huỳnh Thanh Trúc (trú Q.Phú Nhuận); than thở khi phải mua một trái bí xanh với giá 60 nghìn đồng. Và nhiều loại thực phẩm khác cũng tăng giá từ 20 nghìn đến 40 nghìn đồng. “Tuy giá cả bị đẩy lên cao nhưng tôi vẫn phải mua để trong nhà; trong những ngày giãn cách sắp tới”, chị Trúc chia sẻ.