Tình trạng mua nhà thế chấp ngân hàng đã khá phổ biến khi chủ đầu tư chỉ phải chi trả một số tiền khá hời so với giá gốc của căn nhà. Có lẽ cũng bởi cái lợi trước mắt đó mà nhiều người dễ dàng chấp nhận việc mua lại những căn nhà siết nợ từ ngân hàng mà không lường trước những vấn đề rắc rối phía sau. Những vấn đề ảnh hưởng từ tình trạng đó khiến người mua gặp khá nhiều rắc rối và đau đầu. Không chỉ đến từ phía chủ nhà cũ, đôi khi còn có thể khiến họ rơi vào vòng pháp lý. Như câu chuyện ở New Zealand là một ví dụ điển hình, khi chủ nhà mới sau 4 năm vẫn không thể bước cân vào căn nhà của mình.
Table of Contents
Mua nhà thế chấp ngân hàng là gì?
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp nhà đất đã được thế chấp tại ngân hàng và chủ nhà muốn giao dịch thì vẫn có thể thực hiện được nếu có sự hỗ trợ của ngân hàng. Tuy nhiên, người bán, người mua và ngân hàng sẽ ký một hợp đồng thỏa thuận 3 bên. Theo đó, bên mua phải nộp một khoản tiền vào tài khoản của ngân hàng (mà bên bán đang nợ). Khi ra công chứng mua bán nhà, ngân hàng sẽ thu hồi khoản mà bên bán đang nợ và trả lại phần còn dư cùng giấy tờ nhà đất đang cầm cố.
Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ và tuân thủ đúng quy trình trên. Nhiều người biết rõ giao dịch không được pháp luật bảo vệ, tiềm ẩn rủi ro cao, song vì hám lợi nên vẫn liều vì hy vọng mua được tài sản giá rẻ. Nhiều trường hợp phải ngậm “quả đắng” do bị bên bán tráo trở lật lọng không giữ lời hứa, từ chối ký hợp đồng như thỏa thuận trước đó hoặc đòi phí giao dịch cao hơn mức thỏa thuận, thậm chí hơn giá thị trường.
Câu chuyện mua nhà thế chấp 4 năm chưa được ở tại New Zealand
Căn nhà được chủ cũ thế chấp ngân hàng nhưng bị siết nợ. Chủ nhân mới chi tiền mua nhưng 4 năm chưa thể dọn đến ở. 4 năm sau kể từ khi chi 46.000 đô la New Zealand (754 triệu đồng) mua căn nhà mới. Ông Ralph Cooley vẫn không thể chuyển vào ở để sửa sang như dự định vì chủ cũ không chịu rời đi. Người đàn ông nghỉ hưu đã mua căn nhà được thế chấp ngân hàng trong một cuộc đấu giá.
Hai lần vào tháng 3/2018 và 20/5/2021, Ralph Cooley cố gắng đuổi chủ nhà đi nhưng không làm được gì. Bởi vì, chỉ sau 1-2 ngày chủ cũ và nhóm 5 người sống ở đó lại quay về. Thậm chí, chủ cũ còn treo những tấm bảng cảnh báo nên tránh xa ngôi nhà và khuyến cáo không xâm phạm. Ông Cooley biết ngân hàng đã siết nợ chủ cũ. Căn nhà được chủ cũ mua năm 2007 với giá 95.000 đô la New Zealand (1,5 tỷ đồng).
Khi mua, ông cũng không hề nghĩ có thể xảy ra cơ sự như bây giờ. Rõ ràng mức giá cụ ông này mua được là hời so với giá trước đây. Nhưng đi song song với nó là rủi ro pháp lý mà ông đang đối diện. Với những gì đã trải qua, ông Cooley cho rằng. Bản thân không muốn sống trong ngôi nhà này nữa. “Thật sự mệt mỏi, lựa chọn tốt nhất là bán nhà”, ông cho hay.
Tưởng mua được giá hời hoá ra thiệt
Câu chuyện rắc rối này xảy ra chỉ vài ngày sau khi ông chi tiền mua nhà. “Tôi nói tôi là chủ mới, cô ta nói nếu trả 1 triệu đô la New Zealand (16 tỷ đồng). Tôi có thể lấy căn nhà”. Ông Cooley cũng yêu cầu cơ quan chức năng ngừng cấp nước cho ngôi nhà. Nhưng vấn đề này bị từ chối. Fiona Aitken – người đứng đầu nhóm quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng của chính quyền địa phương cho hay. Theo đạo luật Y tế, không được phép ngừng cấp nước cho một căn nhà.
“Mặc dù chúng tôi thông cảm với chủ sở hữu căn nhà. Vấn đề này là liên quan đến cảnh sát và chúng tôi không làm gì được”, Fiona Aitken cho hay. Trước vấn đề này, ông Cooley chỉ còn biết trông chờ vào cảnh sát. Andrew Stilton – người đứng đầu đồn cảnh sát khu vực Nam Taranaki cho biết. Cảnh sát cũng đang tham khảo ý kiến pháp lý về tình huống này. Ông Garry Malcolm – Viện Bất động sản New Zealand cho hay. Đôi khi không có gì đảm bảo quyền sở hữu trong một vụ mua bán nhà thế chấp ngân hàng. “80% vụ mua bán diễn ra êm đẹp, 20% phải nhờ đến toà án”, ông nhấn mạnh.