Với một ngôi nhà cũ kỹ, xuống cấp, đặc biệt là nhà hai tầng có kết cấu quá cổ xưa, không còn phù hợp nữa, chúng ta nên làm gì? Ngày nay khi những ngôi nhà đơn giản, sang trọng được xây cất khắp nơi, căn nhà lỗi thời đôi khi khiến bạn vô cùng khó chịu. Nhưng bạn mãi băn khoăn làm cách nào để cải tạo nhà hai tầng cũ trở nên thu hút mà vẫn tiết kiệm chi phí. Hoặc bạn mua được một ngôi nhà cũ nhưng thiết kế của nó có phần làm bài chưa hài lòng và bạn đang tìm cách sửa sang? Mời bạn đọc ngay bài biết dưới đây để biết các kinh nghiệm cải tạo nhà cũ đẹp mê ly, tiện nghi với chi phí hợp lý nhất.
Table of Contents
Nhu cầu sửa sang nhà cũ hiện nay
Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở rất phổ biến ở nước ta từ nông thôn tới thành thị. Bởi chi phí xây dựng một căn nhà như này không quá lớn. Nó phù hợp với đại đa số các gia đình. Tuy nhiên, nếu ở thời điểm hiện tại những căn nhà 2 tầng cũ kỹ này giường như đã bị lỗi thời, xuống cấp. Và đặc biệt nó không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ.
Hiện nay, nhu cầu xây nhà hai tầng hợp thời đại đang là xu hướng của rất nhiều hộ gia đình. Những căn nhà hai tầng với những phong cách thiết kế khác nhau như: Nhà hai tầng mái chữ A, nhà mái thái, nhà chữ L… Đang được nhiều gia đình yêu thích lựa chọn bởi tính thẩm mỹ cao.
Với những gia đình đang sở hữu một ngôi nhà hai tầng cũ muốn “biến hóa” thành những ngôi nhà hiện đại, khang trang, hợp xu thế thì việc cải tạo là điều tất yếu. Thường những ngôi nhà hai tầng cần cải tạo được xây dựng vào cuối những năm 90 hoặc đầu năm 2000 với tuổi thọ khoảng 20 năm.
Các bước cần làm trước khi bắt tay vào thi công sửa chữa nhà hai tầng cũ
Để cải tạo ngôi nhà của mình một cách hoàn hảo nhất, bạn cần phải tuân thủ ba bước cơ bản sau:
Bước 1: Khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm, hiện trạng công trình
Cần đưa ra phương án sao cho không gian trong nhà hợp lý nhất. Thu được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất, thông gió tốt nhất. Chúng ta có thể gia cố vị trí móng, để cấy thêm cột, tăng kết cấu chịu lực.
Bước 2: Xem xét kết cấu hiện trạng để đưa ra phương án cải tạo thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình
Những căn nhà hai tầng cũ thường được xây theo phong cách xưa cũ. Chỉ dựa vào kinh nghiệm của thợ xây và không có bản thiết kế cụ thể nên kiểu dáng và thẩm mỹ đã lỗi thời. Muốn cải tạo lại kiểu dáng và thẩm mỹ của ngôi nhà sao cho mới mẻ và hiện đại. Bạn có thể áp dụng một số giải pháp như là róc tường vữa, trát sơn lại. Làm lại nền nhà, trần nhà; sơn lại màu tường, lát gạch mới,…
Với những căn nhà hai tầng có diện tích hẹp, bạn hoàn toàn có thể cải tạo bằng cách xây thêm tầng. Nhằm tăng diện tích, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Bước 3: Xử lý các vấn đề hỏng hóc, những chỗ đã xuống cấp của nhà cũ
Ví dụ như: võng sàn, nứt tường, nhà ẩm mốc, thấm dột,… Một vài cách xử lý hiện tượng xấu cho nhà cũ:
Võng sàn, nứt sàn
Trong quá trình sử dụng, gia chủ thường tự ý thay đổi công năng. Hoặc chia nhỏ phòng, xây trực tiếp lên sàn tại vị trí không có dầm. Vì thế theo thời gian các sàn sẽ bị võng. Vì bị một lực lên tập trung theo một đường thẳng giữa sàn nhà gây.
Để xử lý hiện tượng này bạn nên phá dỡ những bức tường xây sai quy định. Muốn xây dựng tường lên sàn thì phải cấy dầm lên sàn cũ.
Nứt cổ tường trên các tầng ban công, sân thượng
Do thời gian sử dụng lâu năm hoặc khi xây tường ban công, tường chắn mái,… Thợ thi công không xử lý đến nơi đến chốn lớp vữa xi măng mác cao chống thấm ngược. Không chống đọng nước vị trí chân tường giao với sàn, trần nhà. Vì thế khi mưa xuống, nước mưa sẽ ngấm và đọng nước. Khi trời nắng lên sẽ gây co giãn, nứt cổ trần.
Vì thế để xử lý hiện tượng này cần sửa lại các mạch vữa chân tường. Bằng cách đục bỏ một phần phía ngoài rồi trát lại bằng xi măng mác cao. đồng thời xây vát góc để tránh đọng lại nước.
Chân tường
Có thể bóc bỏ lớp vữa trát cũ, đục bỏ một phần vữa ở hàng gạch vữa liên kết gạch ở vị trí cốt sàn nhà. Trát xử lý lại bằng vữa xi măng mác cao. Bạn cũng có thể sơn thêm lớp sơn chống thấm ở chân tường.
Lưu ý những vấn đề sau khi cải tạo nhà hai tầng
Ngoài vấn đề thi công thì vấn đề về kinh phí và thiết kế cũng là yếu tố bạn nên đặc biệt lưu tâm. Chúng tôi có một vài chú ý cho bạn như sau:
Dự trù kinh phí phát sinh trong quá trình thi công
Bất kì kế hoạch nào cũng sẽ có chi phí phát sinh. Vì vậy bạn cần phải dự trù kinh phí thật cẩn thận khi lên kế hoạch cải tạo nhà.
Lý thuyết là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác. Khi bắt tay vào tiến hành cải tạo bạn mới phát hiện ra những thiếu sót cần bổ sung. Khi ấy tất nhiên chi phí xây dựng sẽ phát sinh. Vì vậy chi phí chuẩn bị không nên đủ, mà nên dư.
Lựa chọn duy nhất 1 mẫu nhà, đừng pha trộn quá nhiều bản thiết kế vào ngôi nhà của bạn
Hiện nay có quá nhiều mẫu nhà vô cùng bắt mắt với những ưu điểm nổi bật khác nhau sẽ khiến bạn đắn đo lựa chọn. Và muốn kết hợp các mẫu thiết kế khác nhau lại để áp dụng cho ngôi nhà của mình. Điều này là hoàn toàn không nên. Dựa theo sự tư vấn của các chuyên gia, kiến trúc sư, bạn hãy chọn ra một mẫu thiết kế duy nhất. Và tiến hành cải tạo theo phương án đó. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Bạn cũng không nên dập khuôn những mấu thiết kế cho ngôi nhà khác vào nhà của mình. Dù bạn có thích đến đâu. Vì mỗi ngôi nhà đều có một kích thước, diện tích và đặc tính khác nhau, bạn cần căn cứ vào điều kiện thực tế để chọn ra mẫu thiết kế phù hợp nhất.
Không nên sửa nhà vào thời điểm cuối năm
Kinh nghiệm sửa nhà mà bất cứ ai cũng cần phải lưu ý đó là lựa chọn thời điểm. Cuối năm là khoảng thời gian gần Tết, là thời gian khan hiếm thợ thi cống nhất và giá vật tư cũng tăng lên rất nhiều lần so với những ngày thường, thậm chí còn không đủ vật tư để cung cấp cho công trình của bạn. Chúng ta nên tránh khoảng thời gian này nếu muốn cải tạo, sửa sang nhà cửa.
Hi vọng với những chia sẻ trong vấn đề cải tạo nhà hai tầng cũ vừa rồi sẽ phần nào giúp bạn tìm được phương án hợp lí nhất cho căn nhà của mình.