
Khái niệm về các nguyên tố theo quy luật Ngũ hành trong phong thủy vốn đã tồn tại từ rất lâu trên khắp thế giới. Năm nguyên tố cơ bản, hay còn được gọi là ngũ đại công năng hay là Ngũ Hành, được sinh ra từ sự tương tác giữa Âm và Dương. Nó còn là sự tượng trưng cho các biểu hiện vật chất khác nhau của Khí. Vạn vật có trong vũ trụ, kể cả con người, đều được nằm trong hệ thống phân loại của Ngũ Hành. Trong thuyết phong thủy, thì màu sắc cũng góp phần không nhỏ trong việc giúp cho gia chủ có thêm may mắn, phát lộc phát tài. Việc lựa chọn màu sắc theo sở thích, tính cách của bản thân cũng cần phải phù hợp với nguyên lý Ngũ hành tương sinh, tương khắc.
Table of Contents
Ngũ hành trong phong thủy là gì ?
Trong điều kiện lý tưởng, năm hành này cân bằng với nhau. Khi một hành nào đấy chiếm ưu thế hoặc trở nên yếu kém thì rắc rối xảy ra. Việc diễn giải và cân bằng ngũ hành đóng một vai trò trọng yếu trong việc thực hành thuật phong thủy. Ngũ hành luân chuyển theo một chu trình định sẵn. Về mặt tích cực, chúng giúp đỡ nhau để sinh trưởng gọi là tương sinh và về mặt tiêu cực,
Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân. Cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thuỷ.
Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương. Để có thể đạt đến sự hài hoà lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi. Và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà. Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố. Và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng. Màu sắc trong ngũ hành của thuật phong thuỷ được áp dụng trong kiến trúc ngày nay.
5 yếu tố trong Ngũ hành
Kim (kim loại): gồm màu sáng và những sắc ánh kim. Bạn mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim. Vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh. Ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng. Vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hoả khắc Kim).
Mộc (cây cỏ): màu xanh, màu lục. Bạn mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
Thuỷ (nước): màu xanh biển sẫm, màu đen. Bạn mệnh Thuỷ nên sử dụng tông màu đeni, màu xanh biển sẫm. Ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thuỷ). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng thổ khắc Thuỷ).
Hoả (lửa): màu đỏ, màu tím. Bạn mệnh Hoả nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh mộc sinh Hoả). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hoả).
Thổ (đất): màu nâu, vàng, cam. Bạn mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng hoả sinh Thổ). Màu xanh là kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh mộc khắc Thổ).
Tính tương sinh, tương khắc
- Mộc sinh Hoả.
- Hoả sinh Thổ.
- Thổ sinh Kim.
- Kim sinh Thuỷ.
- Thuỷ sinh Mộc.
- Kim khắc Mộc.
- Mộc khắc Thổ.
- Thổ khắc Thuỷ.
- Thuỷ khắc Hoả.
- Hoả khắc Kim.
Tương sinh, tương khắc hài hoà, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thuỷ cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thuỷ. Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý ngũ hành trong phong thuỷ là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng kiến trúc sư, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với ngũ hành của mình.