
Ngành xây dựng tính đến thời điểm hiện tại vẫn đang là một ngành “hot”. Chính vì điều này mà nhiều bạn trẻ hiện nay đã ẩm ủ giấc mơ trở thành một kỹ sư để có cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên ước mơ là một chuyện mà năng khiếu và kỹ năng lại là một câu chuyện khác. Để giúp những bạn trẻ đang nung nấu giấc mơ ấy, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều cần thiết nhất để trở thành kỹ sư trong tương lai. Bài viết này sẽ mô tả cho bạn về ngành kỹ sư và bảng mô tả công việc cần phải làm. Thông qua bài viết bạn còn có thể tạo được một bản JB hoàn hảo. Bạn hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!
Table of Contents
Giới thiệu chung về ngành kỹ sư công trình
Kỹ sư công trình là người có khả năng tư vấn xây dựng, thiết kế, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng. Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng) là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình xây dựng công nghiệp phục vụ đời sống con người như: nhà cao tầng, bệnh viện, trường học, nhà xưởng, trung tâm thương mại,…
Theo học ngành Kỹ thuật xây dựng (hay còn gọi là Kỹ thuật công trình xây dựng). Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, các phần mềm thiết kế chuyên sâu và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng; các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ công tác thiết kế, tư vấn, giám sát và tổ chức thi công công trình xây dựng,…
Mô tả công việc của kỹ sư công trình
– Lên kế hoạch, khảo sát và trực tiếp giám sát thi công công trình, dự án.
– Chịu trách nhiệm chính về quản lý, giám sát hiện trường(an toàn, chất lượng, tiến độ, đánh giá rủi ro).
– Tính toán, kiểm soát khối lượng thi công của hạng mục trực tiếp giám sát.
– Làm việc trực tiếp với chủ đầu tư; để cập nhật tiến độ công việc và đưa ra các điều chỉnh phù hợp.
– Hỗ trợ triển khai kỹ thuật, đảm bảo vật tư; thiết bị bảo quản cẩn thận và đầy đủ số lượng – Làm, kiểm tra, giám sát tài liệu: báo cáo ngày, nhật ký hiện trường, báo cáo tuần, báo cáo kiểm tra, ghi chép cuộc họp, bản vẽ xây dựng, hồ sơ kiểm tra, báo cáo tháng,…
– Phối hợp tốt với giám sát chủ đầu tư để giải quyết các vấn đề nghiệm thu công tác thi công. Giám sát thực hiện thường xuyên liên tục việc dọn dẹp vệ sinh công trình, đảm bảo vật tư, thiết bị gọn gàng ngăn nắp.
– Thực hiện các yêu cầu khác theo sự phân công của cấp trên.
Yêu cầu công việc của kỹ sư công trình
– Tốt nghiệp Đại học chính quy chuyên ngành liên quan.
– Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng (thi công, giám sát công trình,..).
– Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành.
– Có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm.
– Sẵn sàng đi công tác xa, trung thực và có khả năng giải quyết vấn đề.
– Chịu được áp lực công việc.
Quyền lợi được hưởng
– Mức lương cạnh tranh theo năng lực, thoả thuận của đôi bên
– Được tham gia đầy đủ chế độ như: BHXH, BHYT, BHTN
– Được nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định của Luật Lao động
– Chính sách đãi ngộ công bằng, tương xứng, thưởng hiểu quả sau mỗi công trình
Mức lương đối với kỹ sư công trình
Hiện tại, mức lương của Kỹ sư công trình trung bình khoảng 13 triệu đồng/tháng; khoảng lương phổ biến là 9-16 triệu đồng/tháng.
Bí quyết để thành công với một việc nào đó; điều đầu tiên ta cần làm chính là phải hiểu rõ về nó và sau đó là hiểu rõ bản thân đang làm gì. Ngành Xây dựng cũng không ngoại lệ; là công việc liên quan mật thiết đến tính mạng con người cả trước và sau khi sản phẩm đi vào sử dụng việc hiểu rõ về công việc mình đang làm là điều rất quan trọng. Với mô tả chi tiết về công việc của kỹ sư công trình ở trên mong rằng có thể giúp bạn nhiều hơn trong công việc hiện tại và tương lai.