Mới đây, Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính ( viết tắt là VAFI) đã đưa ra một đề xuất vô cùng táo bạo đó là hạ dần lãi suất tiền gửi của nước ta dần về 0%. Theo đó, đề xuất này đã dẫn đến rất nhiều tranh luận từ giới chuyên gia bất động san và dư luận tại nước ta. Đề xuất này đã đặt ra một câu hỏi lớn. Đó là liệu việc này sẽ làm ảnh hưởng như thế nào đến thị trường bất động sản của nước ta hiện nay? Sau đây là những phân tích – nhận định của các chuyên gia lĩnh vực bất động sản, bạn đọc theo dõi để có nhìn nhận đúng đắn nhất nhé.
Table of Contents
Đề xuất táo bạo nhưng thiếu thực tế
Kiến nghị của VAFI đã vấp phải sự phản ứng khá lớn từ cả giới chuyên gia lẫn người dân trong những ngày gần đây. Không ít người cho rằng đề xuất trên là phi lý và thiếu thực tế. Vì vậy, nó khó mà áp dụng được tại Việt Nam. Luận điểm của VAFI cho rằng nên đưa lãi suất về mức 0% là do hiện nay thị trường tài chính của nhiều nước phát triển trên thế giới đã áp dụng điều này từ lâu. Thậm chí có một số nước còn áp dụng lãi suất âm (người gửi tiền phải mất phí).
Tuy nhiên, phần đông giới chuyên gia tài chính và ngân hàng tại Việt Nam đều có ý kiến trái chiều về đề xuất này của VAFI. Bởi nền kinh tế Việt Nam hiện nay là rất khác so với các nền kinh tế vốn đã rất phát triển của Mỹ và Châu Âu. Trong bối cảnh lạm phát thực của Việt Nam còn lớn/ độ rủi ro đầu tư và biến động tỷ giá chưa ổn định. Việc giảm lãi suất huy động tiền gửi sẽ tác động vô cùng to lớn tới nền kinh tế Việt Nam nói chung. Và các thị trường bất động sản, thị trường tiền tệ nói riêng. Chúng ta khó mà đo lường được hết các tác động của việc này.
Mặc dù vậy, với đề xuất có phần táo bạo trên. Nhiều người cũng đặt ra câu hỏi thị trường bất động sản Việt Nam sẽ ra sao nếu như lãi suất có thể giảm dần về 0%?
Nhiều nhà đầu tư đang có xu hướng đổ tiền vào thị trường bất động sản?
Lý giải cho đề xuất này, VAFI cho biết. Việc hạ lãi suất về 0% được áp dụng ở nhiều nền kinh tế phát triển. Thậm chí, một số nước hạ lãi suất ở mức âm (thu phí tiền gửi). Chính sách này sẽ giúp giảm lãi suất cho vay (ở mức 2-5%). Qua đó, nó sẽ kích thích các doanh nghiệp tăng hoạt động sản xuất. Vì vậy, bảo đảm an sinh xã hội cho người thu nhập thấp.
Nhiều chuyên gia dự đoán. Nếu đề xuất này được áp dụng thực tế, người dân sẽ ồ ạt rút tiền. Sau đó, họ đổ dồn vào các kênh đầu tư như BĐS, chứng khoán, vàng và thậm chí ngoại tệ. Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh. Thị trường BĐS sẽ là nơi đón nhận làn sóng đầu tư lớn.
T.S Nguyễn Trí Hiếu cho biết về mặt tích cực của đề xuất này. Người dân có thể sử dụng đòn bẩy tài chính để vay vốn đầu tư. Như vậy, nó sẽ góp phần tăng tính thanh khoản thị trường. Đồng thời, các nhà kinh doanh có thể giảm chi phí sản xuất nhờ lãi suất vay giảm. Qua đó, họ có thể giảm giá nhà và thu hút nhiều người mua hơn.
Các chuyên gia đều thống nhất về việc thị trường BĐS sẽ đón nhận sự đầu tư ồ ạt từ người dân. Nhưng nếu câu hỏi đặt ra là liệu có xuất hiện bong bóng BĐS hay không? Các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
Thị trường bất động sản liệu rằng có xuất hiện bong bóng hay không?
Theo ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan nhận định về đề xuất này. Việc hạ lãi suất huy động vốn, thông thường người ta hay chọn đầu tư vào BĐS. Việc người dân đem tiền tích lũy của mình đi đầu tư, thì không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, nếu người dân sử dụng đòn bẩy tài chính để đầu tư, đây là vấn đề đáng lo. Bởi khi thị trường đi xuống, người dân có nguy cơ không trả được nợ. Như vậy, việc hình thành nợ xấu sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, ông cũng cho biết, thị trường BĐS liệu có bong bóng hay không, thì còn cần xét trên nhiều yếu tố.
Theo T.S Nguyễn Trí Hiếu, việc vay tiền mua BĐS dễ dàng, sẽ khiến hàng loạt người dân tập trung vào thị trường này để kiếm lời. Việc dòng tiền đổ mạnh, sẽ khiến giá BĐS bị đẩy lên cao. Trong khi đó, người dân có nhu cầu ở thực lại khó có thể mua được nhà. Khi thị trường mất cân bằng, thì tình trạng vỡ bong bóng BĐS sẽ xảy ra.
T.S Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho rằng, ngoài câu chuyện của dòng tiền đổ vào bất động sản, thị trường địa ốc vốn như “quả bom nổ chậm”. Điều quan ngại chính là các sản phẩm BĐS hiện nay chỉ phát triển dựa trên tăng giá đất, mà không quan tâm đến các giá trị khai thác. Do đó, ông Hiển đưa ra cảnh báo rủi ro với thị trường BĐS.
Tổng kết
Tuy nhiên, mặt tiêu cực là sẽ có dòng tiền lớn đổ vào thị trường bất động sản. Giá nhà đất bị đẩy lên cao, người mua nhà ở thực khó có cơ hội sở hữu nhà. Về kinh tế vĩ mô, việc hạ lãi suất tiền gửi sẽ khiến cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng đến giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường.