Nhà cửa của bạn sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, xập xệ? Không gian đã không còn đáp ứng được tính tiện nghi và độ thẩm mỹ? Hay đơn giản chỉ là bạn muốn thay đổi diện mạo mới cho không gian sống của mình. Để căn nhà thân yêu mới mẻ, hiện đại và khơi nguồn cảm hứng hơn? Nhưng vì nhiều lý do, bạn không xây lại một ngôi nhà mới mà chỉ sửa sang ngôi nhà hiện tại. Vậy nên bắt tay vào từ đâu nhỉ? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết những kinh nghiệm sửa nhà cực đắt giá giúp quá trình cải tạo nhà cũ của bạn càng thêm thuận lợi.
Table of Contents
Quyết định tu sửa nhà có thực sự cần thiết vào thời điểm này không?
Lý do gì bạn muốn sửa sang nhà cửa? Chỉ khi có những lý do hợp lý thì việc lên kế hoạch tu sửa nhà ở của bạn mới hợp lý và mang lại kết quả. Để chắc chắn với quyết định của mình, bạn có thể liên hệ với các đơn vị tư vấn sửa nhà miễn phí. Họ sẽ đưa ra những lời tư vấn cũng như những kinh nghiệm sửa nhà quý báu. Giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Khi đã chắc chắn cần phải sửa lại ngôi nhà, bạn tiếp tục phải làm rõ mục đích cải tạo nhà ở. Ví dụ như nhà bạn xuống cấp cần tu sửa. Hay bạn không ở nữa mà tu sửa lại để bán hoặc cho người khác thuê. Điều này cũng phải thẳng thắn trao đổi với nhà thầu.
Hãy cân nhắc thật kỹ về vấn đề cải tạo nhà: có thực sự cần thiết phải cải tạo và mục đích tư sửa, cải tạo là gì?
Xác định rõ kế hoạch
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ tiếp theo là bạn cần lên một kế hoạch cụ thể về việc sửa chữa nhà ở. Để xác định được bạn nên cải tạo, làm mới những hạng mục nào. Trong kế hoạch cần phải thể hiện rõ những vấn đề sau: Số lượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa. Việc xác định được nên sữa chữa ở những khu vực nào, phòng nào, bao nhiêu phòng sẽ giúp bạn có kế hoạch thiết kế và dự trù ngân sách chính xác.
Xác định mục đích sử dụng sau khi cải tạo: Việc xác định mục đích sử dụng sau cải tạo là điều rất quan trọng. Ảnh hưởng đến thiết kế cải tạo và ngân sách cho từng phần. Nếu mục đích cải tạo của bạn là nới rộng phòng khách hay phòng bếp để có không gian sinh hoạt chung. Thì bạn phải thu hẹp những không gian khác. Hay mục đích sửa chữa nhà của bạn là để bán lại hay cho thuê. Thì bạn sẽ hướng đến việc tiết kiệm chi phí trong sửa chữa. So sánh chi phí sửa chữa với lợi nhuận mang lại khi bán hay cho thuê.
Thời gian sửa chữa: Cần xác định được thời gian khi nào thì sửa chữa xong. Khi nào thì tiến hành sửa chữa để có kế hoạch hợp lý.
Kiểm tra lại kết cấu ngôi nhà
Để chọn vật liệu cho hợp lý trước hết bạn hãy kiểm tra kết cấu của ngôi nhà hệ thống rầm, cột, móng, vách ngăn và các bộ phận khác có đảm bảo chất lượng để lựa chọn vật liệu cho hợp lý, tiết kiện chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
Ví dụ, với kinh nghiệm sửa nhà khi bạn muốn nâng tầng nhà nhưng kết cấu móng cũ không đủ chịu lực bạn có thể sử dụng gạch siêu nhẹ trong thi công sẽ giảm được 500 – 900 kg/m3 so với gạch thông thường.
Có những dự tính về ngân sách
Tài chính luôn là mấu chốt của mọi vấn đề. Và với kinh nghiệm sửa nhà thì điều này cũng không ngoại lệ. Hãy lên kế hoạch tu sửa, dự tính mọi chi phí mà bạn phải tiêu tốn cho kế hoạch tu sửa nhà dù là nhỏ nhất. Đừng quên thương lượng với kiến trúc sư trong chi tiêu. Bạn là gia chủ bạn có quyền từ chối chi trả đối với những thứ ngoài khả năng của bạn, như thế kiến trúc sư sẽ có những đối sách khác vừa thuận lợi cho bạn vừa đảm bảo chất lượng cho ngôi nhà.
Phương án tổ chức thi công
Với kinh nghiệm sửa nhà trước khi thi công bạn nên dọn dẹp hết đồ đạc trong nhà chỉ để lại bộ khung của ngôi nhà điều này sẽ làm thuận lợi cho thi công và giúp bạn nhìn ra hiện trạng căn nhà cần sửa chữa.
Thực tế là khi sửa chữa cần sửa chữa rất nhiều hạng mục vì vậy có trường hợp thuê rất nhiều đội sử chữa mỗi đội phụ trách một hạng mục. Việc làm này tiết kiệm chi phí hơn tuy nhiên do có nhiều đội làm việc với nhau nên rất dễ sảy ra vấn đề không hiểu ý nhau trong công việc, khi sai xót không ai đứng ra chịu trách nhiệm, không có người quản lý nên việc thi công sẽ gặp nhiều bất lợi. Bạn nên thuê nhà thầu làm tất cả các hạng mục tuy chi phí có hơi cao hơn nhưng quá trình làm việc sẽ thuận lợi và nhanh chóng đây mới là điều quan trọng nhất.
Bạn cũng nên lưu ý đến vấn đề chỗ tập kết vật liệu và chuẩn bị vật liệu để xây dựng vì thực tế bây giờ ngõ nhỏ, hẹp gây khó khăn cho vấn đề này. Nếu để xa khu xây dựng bạn nên lưu ý đến vấn đề bảo vệ và bảo quản vật liệu tránh thất thoát.
Tiến độ thi công
Vấn đề này nên được ghi rõ trong hợp đồng tránh tình trạng kéo dài tiến độ gây tốn kém cho bạn. Theo kinh nghiệm sửa nhà trong hợp đồng nên ghi rõ ngày nào phải xong các hạng mục nào. Để đảm bảo ngày đẹp để bạn có thể đặt cửa hay làm các hạng mục tiếp theo. Lưu ý các ngày không nên quá gấp như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng thi công.
Đảm bảo ngôi nhà sau khi cải tạo hợp phong thủy và cân đối được nét cũ – mới
Cửa chính
Để không ảnh hưởng đến tiền tài của gia chủ thì cửa ra vào không đặt đối diện với chính bạn công của ngôi nhà. Như vậy sẽ phạm “xuyên tâm sát” ảnh hưởng đến phúc lộc của ngôi nhà. Cửa chính nên đặt chính giữa ngôi nhà không thấp hơn đường đi trước mặt. Và nên tránh các góc mái, tường nhọn.
Phòng khách
Phòng khách là nơi cần thông thoáng, nhiều ánh sáng. Như vậy phong thủy của ngôi nhà sẽ tốt. Vì vậy theo kinh nghiệm sửa nhà phòng khách nên bố trí nhiều cửa sổ. Tránh sơn những màu sơn tối ảnh hưởng đến tài lộc của ngôi nhà.
Phòng bếp
Phòng bếp là nơi cần tránh hướng gió. Vì vậy tránh đặt ở trung tâm ngôi nhà gần cửa ra vào. Tốt nhất nên đặt sâu trong ngôi nhà sẽ tốt cho phong thủy.
Phòng ngủ, giường ngủ
Phòng ngủ nên đặt xa cửa ra vào tránh xa ồn ào để có một giấc ngủ ngon. Không nên đặt cây xanh trong phòng ngủ. Khi quang hợp cây xanh sẽ lấy oxi khiến giấc ngủ của bạn không được ngon.
Không nên đặt gương đối diện giường ngủ sẽ không tốt cho hạnh phúc của gia chủ theo phong thủy.
Bàn thờ
Bàn thờ nên đặt chính giữa căn nhà. Không nên đặt trên nhà vệ sinh, dưới bể nước hoặc gường ngủ. Theo kinh nghiệm sửa nhà nên xây một không gian riêng để đặt bàn thờ.
Nhà vệ sinh
Nên đặt nhà vệ sinh xa phòng khách, xa nhà bếp và đặc biệt là ban thờ. Phải luôn giữ nhà vệ sinh sạch sẽ, dọn dẹp thường xuyên.
Lưu ý: Để tránh những vấn đề phát sinh và tiết kiệm chi phí thì việc sửa chữa nên tiến hành tổng thể. Không nên sửa chữa lẻ tẻ vừa gây bất tiện cho cuộc sống gia đình. Vừa có thể phát sinh các chi phí không cần thiết.
Trên đây là một vài kinh nghiệm sửa nhà được đúc kết từ thực tế. Hi vọng những thông tin này hữu ích. Giúp bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình thi công, cải tạo lại ngôi nhà khang trang, bền đẹp hơn.