Tăng trưởng và phát triển đô thị xanh được coi là xu hướng được dự báo cho tương lai đô thị. Tuy vậy, những kiến trúc nhà ở sẽ ra sao để đem lại hiệu quả về tối ưu chi phí vẫn đang làvấn đề được nhiều gia chủ hay doanh nghiệp quan tâm. Cuộc cách mạng về kiến trúc xanh vào thời gian gần đây đang xảy ra trong nhiều trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng như một giải pháp kiến trúc dân dụng thời mới. Đây được coi là giải pháp thực tế cho những vấn đề quan trọng trong môi trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa.
Table of Contents
Khái niệm về “Kiến trúc xanh” là gì?
Khái niệm “kiến trúc xanh” gắn liền với định nghĩa “kiến trúc bền vững”, là một trong những giải pháp tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, cây xanh để kiến tạo nên những công trình công cộng, tòa nhà….
Công trình “kiến trúc xanh” hướng đến mục tiêu thân thiện và gần gũi với môi trường, tạo ra một không gian sinh hoạt, làm việc trong lành và hội tụ bền vững.
Hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường
Xuất phát điểm của giải pháp này chính là hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, sử dụng những nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, trồng nhiều cây xanh vừa làm tăng vẻ mỹ quan vừa cải thiện chất lượng công trình, chất lượng cuộc sống… Đó là những giải pháp cụ thể để ứng dụng công nghệ xanh vào lĩnh vực kiến trúc dân dụng thông thường.
Kiến trúc xanh lấy nền tảng là cây xanh vô cùng thân thiện
“Kiến trúc xanh” lấy nền tảng là cây xanh vô cùng thân thiện với môi trường. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng xu hướng “kiến trúc xanh” đang dịch chuyển ngày càng nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Xu hướng này không phải chỉ diễn ra tại một quốc gia hay một khu vực đơn lẻ mà là quy mô toàn cầu.
Số liệu thống kê của Tập đoàn McGraw-Hill và United Technologies với sự hỗ trợ của Hội đồng Công trình xanh thế giới và Hội đồng Công trình xanh của Mỹ cho biết từ năm 2012 – 2015, số lượng công trình xanh của các công ty xây dựng dự đoán tăng hơn 60%. Chính vì thế có thể khẳng định “kiến trúc xanh” đang là giải pháp mới trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng nói chung và ngành dân dụng nói riêng.
Những tiêu chí của công trình kiến trúc xanh
“Kiến trúc xanh” là mô hình hiện đại được ứng dụng trên quy mô toàn thế giới. Tại Việt Nam, để đánh giá một công trình “kiến trúc xanh” đạt chuẩn phải đảm bảo ít nhất năm tiêu chí sao:
Địa điểm bền vững và sử dụng tài nguyên hiệu quả
Địa điểm bền vững: Trong lĩnh vực xây dựng thì lựa chọn địa điểm bao giờ cũng là quan trọng nhất. Công trình “kiến trúc xanh” không đòi hỏi vị trí đắt địa mà quan trọng là tạo lập được một cảnh quan hài hòa, bền vững với môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực giữa công trình kiến trúc với cảnh quan xung quanh; khai thác và phát huy những yếu tố tự nhiên có lợi cho môi trường sống của con người.
Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả: Một công trình kiến trúc xanh ưu tiên quan trọng hơn hết là phải nâng cao hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; hạn chế tác động đến môi trường tự nhiên và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính trong việc sử dụng tài nguyên đất đai, nước, năng lượng và vật liệu…
Chất lượng môi trường trong nhà
Chất lượng môi trường trong nhà: Kiến trúc xanh; được xem là một giải pháp mới cho các công trình kiến trúc dân dụng. Chính vì thế việc tạo ra một môi trường sinh sống có chất lượng; bảo đảm an toàn, vệ sinh và tiện nghi. Sử dụng hiệu quả công trình và đặc biệt là những mảng xanh hóa phải được chú trọng khai thác nhiều…
Kiến trúc tiên tiến, bản sắc
Kiến trúc tiên tiến, bản sắc: Những công trình được xây dựng theo lối kiến trúc xanh; phải đảm bảo vận dụng những nguồn chất liệu, thiết kế. Trang trí nội thất hiện đại; đảm bảo chất lượng cuộc sống của cư dân thế kỷ 21. Song song đó mỗi công trình cũng cần có những yếu tố kế thừa nét văn hóa truyền thống. Ví dụ như quan niệm đưa mảng xanh vào nhà vừa lợi sức khỏe vừa hợp phong thủy bao đời…
Tính xã hội – nhân văn và bền vững
Tính xã hội – nhân văn và bền vững: Phát triển kiến trúc phải gắn với mục tiêu tạo lập; gìn giữ và nuôi dưỡng môi trường xã hội – nhân văn ổn định, bền vững. Thay vì nhũng công trình với 4 bức tường sừng sững cô lập và riêng biệt. Công trình “kiến trúc xanh” cho bạn một không gian mở để nhìn ngắm môi trường xung quanh. Đó thường là những tòa nhà tận dụng tối đa hệ thống kính cường lực. Tạo một tầm nhìn thoải với về xã hội bên ngoài.
Kiến trúc xanh là một giải pháp quan trọng nếu được vận dụng vào đời sống hằng ngày. Sẽ giúp nơi ở của bạn trở nên thân thiện gần gũi; đảm bảo một cuộc sống hài hòa và chất lượng. Tại Việt Nam, các kiến trúc sư thường ứng dụng 5 tiêu chí trên đây. Để tạo nên nhiều công trình nhà phố biệt thự dân dụng chất lượng, hiện đại và bền vững.
Kết luận
Công trình xanh bền vững được dự đoán sẽ là xu hướng phát triển chính tại thị trường Việt Nam. Nguyên nhân bởi đây là kỳ vọng của thế hệ mua nhà tiếp theo. Nhóm khách hàng chiếm tới 35% dân số Việt Nam và người nước ngoài. Đây là nhóm dân số có thu nhập bình quân và học thức cao. Do đó kéo theo sự gia tăng kỳ vọng về tiêu chuẩn sống; với ý thức chú trọng vào sức khỏe.
Điều quan trọng là khi đầu tư vào công trình xanh; chủ đầu tư cần cung cấp những bằng chứng. Và chỉ rõ cho người mua nhà những lợi ích và hiệu quả vượt trội của công trình. Để họ có thể đưa ra quyết định lựa chọn dễ dàng hơn. Có như vậy, công trình xanh mới có thể tồn tại và phát triển được. Nó cũng đóng vai trò như dòng sản phẩm mới. Giúp các chủ đầu tư giảm áp lực cạnh tranh trong giai đoạn bùng nổ; của thị trường bất động sản hiện nay