
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thị trường bất động sản thế giới đang đứng trước dấu hiệu lặp lại thảm cảnh năm đó. Bất chấp đại dịch vẫn đang diễn ra, giá nhà tại nhiều quốc gia vẫn tăng mạnh. Điển hình nhất là Hồng Kông, New Zealand và cả Singapore với Canada. Điều này cũng đang được các chuyên gia nâng mức cảnh báo lên cao. Nếu không có dấu hiệu ngừng lại, nhiều người e ngại về việc bùng nổ bong bóng bất động sản có thể tái diễn.
Giá nhà toàn cầu tăng mạnh, gây lo ngại về bong bóng bất động sản
Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) cho rằng, giá nhà sẽ tăng 13% trong năm 2021. Thống kê của Bloomberg Economics cho thấy New Zealand, Canada và Thụy Điển đang là những thị trường bất động sản nóng nhất thế giới. Thị trường Anh và Mỹ cũng đối mặt rủi ro bong bóng.
“Hàng loạt yếu tố đẩy giá nhà đất toàn cầu lên mức chưa từng có như lãi suất thấp kỷ lục, các gói kích thích tài khóa khổng lồ, chính sách cho vay thế chấp dễ dãi của các ngân hàng, nguồn cung bất động sản hạn chế và kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu”, nhà kinh tế Niraj Shah viết trong báo cáo của Bloomberg Economics.
Giá nhà trung bình tăng 7,3% trong 12 tháng tính đến tháng 3. Đây là tốc độ nhanh nhất kể từ quý 4 năm 2006. Con số này được ra trong báo cáo Chỉ số giá nhà toàn cầu của Knight Frank. Nó được công bố ngày thứ Năm 3/6. Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu danh sách. Quốc gia này ghi nhận mức tăng trưởng 32%. Tiếp theo là New Zealand với mức 22,1%. Mỹ đứng ở vị trí thứ 5 với 13,2%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 12/2005.
Tại châu Á, Singapore có mức tăng giá lớn nhất với 6,1%. Tiếp theo là Hàn Quốc với 5,8% và Nhật Bản với 5,7%. Hồng Kông là thị trường bất động sản đắt nhất thế giới. Nó đã tăng trưởng 2,1%. Chỉ số này đánh giá mức giá trung bình trên 56 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bất động sản toàn cầu có dấu hiệu bong bóng như năm 2008
Nghiên cứu của Bloomberg Economics tập trung vào thị trường các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Các chuyên gia sử dụng 5 chỉ số để đánh giá nguy cơ bong bóng, bao gồm tỷ lệ giá nhà trên thu nhập và tốc độ tăng giá nhà.
Tại nhiều quốc gia thuộc OECD, các chỉ số giá đang cao hơn thời điểm trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do nhiều nước đang thực hiện các chính sách kích thích tiền tệ. Cùng với đó là tình trạng tài khóa với quy mô lớn. Điều này cũng làm dấy lên những lo ngại về khả năng “bong bóng”. Sau đó nhiều quốc gia đã hành động để hạ nhiệt thị trường bất động sản.
Dựa trên những hành động của các quốc gia, nhiều nhà phân tích cho rằng chưa có dấu hiệu cho thấy bong bóng sẽ vỡ. Thị trường nhiều khả năng sẽ nguội dần thay vì sụp đổ. Dù vậy, nhà kinh tế Shah cho rằng khi lãi suất tăng và chính phủ các nước áp dụng những biện pháp để bảo vệ sự ổn định tài chính, thị trường bất động sản sẽ đối mặt thử thách lớn.