Khi bạn xây một căn nhà thì chủ nhà luôn mong muốn rằng ngôi nhà sẽ được xây dựng một cách hoàn hảo nhất. Và một điều quan trọng nữa chính là độ bền và vững chắc của nó. Để ngôi nhà có thể bền vững thì điều tiên quyết cần phải cần kỹ lưỡng nhất chính là khâu làm móng cốc hoặc còn tên gọi là móng đơn cho ngôi nhà. Để tìm hiểu xem móng cốc trong xây dựng được thi công ra sao và có đặc điểm gì thì bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây. Bài viết sẽ bật mí nhiều thông tin thú vị về móng cốc bạn chưa biết đấy!
Table of Contents
Móng cốc – móng đơn là gì?
Móng đơn có tên gọi khác là móng cốc, đây là loại móng đỡ một hoặc một cụm cột. Được sử dụng phổ biến cho các công trình dưới 3 tầng. Móng đơn được bố trí dưới chân cột, có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp và thường được gia cố bằng cừ tràm.
Phân loại móng cốc trong xây dựng
Móng cốc có nhiều đặc điểm vì thế cũng được chia ra theo nhiều nhiều loại khác nhau. Hiện nay có 3 cách phân loại khác nhau giúp cho việc thiết kế móng được dễ dàng hơn.
Phân loại theo trọng tải
Dựa vào yếu tố trọng tải của công trình mà móng cốc gồm có những loại sau:
– Móng đúng tâm,
– Móng lệch tâm,
– Móng chịu tải trọng thẳng đứng
– Móng cốc chịu lực ngang
– Móng các công trình có độ cao như bể chứa nước, tháp nước, ống khói…
Phân loại theo cách chế tạo
Có 2 cách chế tạo là móng toàn khối và móng lắp ghép.
– Móng toàn khối: Là loại móng được làm bằng những vật liệu đa dạng khác nhau. Được chế tạo trực tiếp ngay tại những vị trí xây dựng của móng.
– Móng lắp ghép: Loại móng này được xây dựng bởi nhiều khối chế tạo. Sẵn sàng lắp ghép với nhau trong quá trình thi công công trình xây dựng.
Phân loại theo độ cứng của móng
Các ký sư xây dựng sẽ điều chỉnh độ cứng của móng sao cho phù hợp tùy vào tính chất của mỗi công trình. Sau đây là những loại móng được phân loại theo độ cứng của móng.
– Móng có độ cứng tuyệt đối: Được làm bằng gạch, bê tông, đá nên loại móng này có độ cứng tuyệt đối. Mức độ biến dạng gần như không có vì được các kỹ sư xây dựng tạo ra với độ cứng vô cùng lớn.
– Móng mềm: Những móng được làm từ bê tông cốt thép có cạnh dài hoặc ngắn rơi vào tỉ lệ 8 thì thuộc vào loại móng mềm. Khi đất nền biến dạng thì móng cũng sẽ biến dạng theo.
– Móng cứng hữu hạn: Loại móng bê tông cốt thép có cạnh dài hoặc ngắn rơi vào tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằn 8 thì gọi là móng cứng hữu hạn. Loại móng này sẽ có độ cứng giới hạn.
Các loại hình dáng khác nhau của móng cốc
Móng đơn có nhiều hình dáng khác nhau như hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. Tùy vào công trình mà hình dáng móng đơn sẽ khác nhau.
Móng cốc có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo móng cốc từ bê tông cốt thép
Móng đơn có cấu tạo là một trụ dài được làm từ thép và bê tông. Với những nền đất yếu, đất thịt hay đất bùn lầy thì phần đáy móng thường được đặt lên một lớp đất pha đá với chiều sâu ít nhất là 1m
Trong xây dựng thì móng được liên kết với một hoặc nhiều tảng hệ thống dầm. Có tác dụng chống đỡ hệ thống tường xây bên trên. Ngoài ra còn có tác dụng giằng các móng cốc để tránh hiện tượng lún, lệch giữa các đài móng.
Cấu tạo móng cốc từ thép
Móng đơn có cấu tạo tốt được làm từ thép có chất lượng tốt nhất. Được gia công sản xuất tại nhà máy thép theo đúng bản vẽ thiết kế kỹ thuật sau đó lắp ráp lại theo đúng bản vẽ sau đó mang đến công trình thi công.
Trong công tác nối – hàn cần đảm bảo các mối nối chắc chắn. Tránh bén hơi nóng làm cháy cốp pha. Các cây thép phải được đảm bảo không dính bùn đất, dầu mỡ, rỉ sét. Để đảm bảo có thể phun chất nhám làm giảm ảnh hưởng từ môi trường.
- Hàn nối cần được làm sạch
- Các đầu thép cần được bảo vệ bằng các túi ni lông.
Bài viết trên đây muốn khái quát sơ lược về móng đơn – móng cốc là gì, cấu tạo của móng đơn có mấy loại và được xây dựng như thế nào để giúp các bạn đọc hiểu rõ cũng như giúp các chủ đầu tư lựa chọn móng phù hợp để thi công công trình.